Long An: Đưa di sản lên môi trường số, lan tỏa giá trị gắn phát triển du lịch 第1张 Quần thể tượng đài 'Long An trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc.' (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An có vị trí khá đặc biệt, là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trải qua quá trình hình thành, phát triển, mảnh đất Long An là nơi lắng đọng nhiều "trầm tích" văn hóa đa dạng, đặc sắc.

Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đưa di sản lên môi trường số, tăng hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị gắn với giáo dục truyền thống và phát triển du lịch là hướng đi đang được tỉnh thực hiện.

Bảo tồn, số hóa di sản

Bên “cây” số hóa di sản được đặt trong khuôn viên Khu Công viên Tượng đài "Long An trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc” (phường 5, thành phố Tân An, tỉnh Long An), các bạn trẻ đến từ Thành đoàn Tân An cho biết đây là công trình thanh niên của tuổi trẻ Long An, tạo thuận lợi cho người dân, du khách đến tham quan khu công viên tượng đài có cái nhìn toàn cảnh trước khi đi tham quan từng hạng mục, không gian trưng bày đặc sắc của khu công viên tượng đài.

Sau đó, khi bước vào các gian trưng bày, khách tham quan sẽ hiểu và cảm nhận rõ ràng, trọn vẹn hơn giá trị của các hiện vật, các hộp hình tái hiện sự kiện lịch sử, những chiến công của quân và dân tỉnh Long An trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước.

Chị Nguyễn Thị Yến Nhi (xã Hướng Thọ Phú, thành phố Tân An) chia sẻ chỉ cần thao tác đơn giản, quét mã QR tại khu công viên tượng đài, chị đã rất hào hứng muốn bước tới tham quan tượng đài và các không gian trưng bày để hiểu và tự hào hơn về truyền thống lịch sử, giá trị của các di tích ở quê hương, giới thiệu cho bạn bè ở trong và ngoài tỉnh đến tham quan, du lịch.

Giám đốc Bảo tàng-Thư viện tỉnh Long An Đỗ Thị Kim Dung cho biết Long An là tỉnh có bề dày lịch sử khai phá và truyền thống văn hóa. Các thế hệ cha ông đã để lại cho vùng đất này nguồn di sản văn hóa phong phú và đa dạng.