Chợ Long Biên "tỉnh giấc" khi những tia nắng cuối ngày khép lại

Chợ Long Biên Biên không đơn thuần là nơi trao đổi hàng hoá, đó còn là nơi mưu sinh tảo tần của nhiều nữ cửu vạn kéo hàng thuê. Clip: Nhật Hà

Chợ Long Biên nằm dưới gầm cầu Long Biên thuộc địa phận quận Ba Đình, Hà Nội. Khác với chợ truyền thống, chợ Long Biên tỉnh giấc khi những tia nắng cuối ngày khép lại, cùng với ánh điện vàng lấp lánh, người và xe ra vào tấp nập báo hiệu một ngày mới giao thương náo nhiệt. Chợ Long Biên không đơn thuần là nơi trao đổi hàng hoá, nơi đó còn là nơi mưu sinh của nhiều cửu vạn, bốc vác, kéo hàng thuê.

Chia sẻ với PV Dân Việt, Nguyễn Hoàng Long (sinh năm 2000, một nhiếp ảnh gia trẻ, ở Hà Nội) cho biết, sau cơn bão số 3 (Yagi), Hà Nội ngổn ngang nhiều khung cảnh bị tàn phá và đau thương mà anh có thể ghi lại. Từ cây cối bị đổ rạp, những công trình bị hư hại, cho đến cuộc sống chật vật của những người dân vùng thiên tai hay những người vô gia cư. Hình ảnh nào cũng đều chứa đựng nỗi đau, sự mất mát, và sự khắc nghiệt mà thiên nhiên mang đến.

Xúc động hình ảnh những người phụ nữ không ngủ ở chợ Long Biên  第1张

Chợ Long Biên tấp nập người ra vào khi màn đêm buông xuống. Ảnh: Nguyễn Hoàng Long.

Thế nhưng, nhiếp ảnh gia trẻ lại lựa chọn chụp Chợ đêm Long Biên sau cơn bão, vì anh muốn tìm kiếm một câu chuyện khác, một câu chuyện về sự sống, về nghị lực và về tinh thần không bao giờ gục ngã của con người.

"Ở nơi đó, mặc cho gió bão vừa qua, người ta vẫn tiếp tục lao động, tiếp tục chiến đấu với cuộc sống, như thể họ đã quen với việc đối mặt với khó khăn. Chợ đêm Long Biên không chỉ là nơi "không ngủ" mà còn là nơi của những con người không chấp nhận bỏ cuộc, không để nghịch cảnh khuất phục, đặc biệt là hình ảnh của những nữ cửu vạn", nam nhiếp ảnh tâm sự.

Xúc động hình ảnh những người phụ nữ không ngủ ở chợ Long Biên  第2张

Chợ Long Biên về đêm có một không khí đặc biệt, nơi mọi thứ diễn ra trong sự gấp gáp, nhưng cũng chất chứa nhiều nỗi niềm, nỗi niềm của những người mưu sinh vất vả. Ảnh: Nguyễn Hoàng Long.

Long muốn những bức ảnh của mình không chỉ là một lời nhắc nhở về sức mạnh tàn phá của thiên nhiên, mà còn là minh chứng cho sức mạnh nội tại của con người, cho sự bất khuất và ý chí sống còn trong mỗi chúng ta.

Trước khi tới chợ, qua tìm hiểu, Long biết rằng nhiều tiểu thương sẽ không thoải mái khi thấy máy ảnh chĩa vào họ. Vì vậy, thay vì vội vã bấm máy, anh chọn cách lắng nghe và thấu hiểu họ trước.

"Tôi không chỉ đến để chụp ảnh, mà còn để cảm nhận cuộc sống của họ, từng nỗi lo toan và sự vất vả hằng ngày. Có những lúc tôi chỉ ngồi lặng yên quan sát, không chụp gì cả. Tôi nghĩ, bức ảnh đẹp nhất không chỉ nằm ở khoảnh khắc mà còn ở sự kết nối giữa người chụp và người được chụp.

Xúc động hình ảnh những người phụ nữ không ngủ ở chợ Long Biên  第3张

Những đôi bàn tay chứa đựng những nhọc nhằn. Ảnh: Nguyễn Hoàng Long.

 Đó là sự tin tưởng, tôn trọng và chia sẻ. Và chính sự gắn kết ấy mới thực sự giúp tôi sáng tác an toàn và trọn vẹn. Khi mình trao đi chân thành, thì cũng sẽ nhận lại được chân thành", Long nói

Giữa khu chợ nhộn nhịp, Long tìm thấy sự đồng cảm sâu sắc với những con người vẫn đang miệt mài, bươn chải, vượt qua cơn bão đời thường của chính họ. Bão có thể cuốn trôi mọi thứ, nhưng không thể cuốn đi khát vọng sống và nghị lực phi thường của con người. Và đó chính là điều mà anh muốn khắc họa qua bộ ảnh của mình.

Xúc động hình ảnh những người phụ nữ không ngủ ở chợ Long Biên  第4张

Chợ Long Biên bày bán đa dạng các mặt hàng: Từ hải sản tươi sống, hoa quả tươi, rau củ tới các loại gia vị. Ảnh: Nguyễn Hoàng Long.

Xúc động hình ảnh những người phụ nữ không ngủ ở chợ Long Biên  第5张

Khuôn mặt lầm lũi khắc khổ của những người phụ nữ mưu sinh tại chợ Long Biên. Có nhiều phụ nữ đã làm ở chợ được 20 năm rồi.

Xúc động hình ảnh những người phụ nữ không ngủ ở chợ Long Biên  第6张

Một người phụ nữ lấy hết sức mình để kéo một xe hàng nặng vượt qua con dốc cao tại chợ Long Biên.

Xúc động hình ảnh những người phụ nữ không ngủ ở chợ Long Biên  第7张

Nhiều nữ cửu vạn chia sẻ rằng, họ bắt đầu công việc từ lúc 22h đêm tới 8h sáng hôm sau. Mỗi chuyến xe kéo hàng họ được trả 200 nghìn đồng.

Để bộ ảnh tự nhiên và đời nhất có thể, Long không muốn gò ép mình vào những khuôn mẫu có sẵn, vì anh tin rằng khoảnh khắc đẹp nhất thường đến từ tự nhiên. Đặc biệt, anh muốn mở lòng với cảm xúc của mình tại thời điểm đó và để mọi thứ diễn ra như vốn dĩ đã từng.

Cận cảnh những mảnh đời mưu sinh cơ cực qua góc máy của bác sĩ đa khoa miền Tây

Tâm sự của những người phụ nữ còng lưng mưu sinh quên ngày 8/3

Nhói lòng hoàn cảnh cụ ông bán bút bi dạo mưu sinh dịp Tết trên phố Tôn Đức Thắng, Hà Nội