YênBái - Thông qua các đề tài, dự án giúp người tiêu dùng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe cho mình, gia đình, cộng đồng dân cư, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

Yên Bái: Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng  第1张 Đoàn công tác của Sở KH và CN phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra một số cửa hàng xăng dầu trên địa bàn huyện Mù Cang Chải

>> Yên Bái phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao >> Kiểm định 102 phương tiện đo lĩnh vực y tế tại huyện Văn Chấn
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 30 ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ người tiêu dùng, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Yên Bái đã chuyển tải tới người tiêu dùng nhiều thông tin, bài viết quan trọng, đặc biệt là các thông tin liên quan đến tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Các hoạt động đó đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. 
Bà Phạm Thị Mai Hương – Phó Giám đốc Sở KH&CN cho biết: Sở đã tổ chức nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến đến người tiêu dùng các văn bản pháp luật liên quan như: Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật đo lường, Luật Sở hữu trí tuệ, tuyên truyền Ngày "Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam”; tuyên truyền những sản phẩm, hàng hóa như hàng giả, hàng nhái, hàng chứa chất độc hại và hàng kém chất lượng... gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. 
5 năm qua, Sở đã xuất bản và phát hành 60 bản tin tới 12.000 lượt tổ chức, cá nhân thông báo về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; thực hiện khảo sát chất lượng xăng, dầu lưu thông trên thị trường tỉnh và lấy mẫu tại một số cửa hàng kinh doanh xăng, dầu đi thử nghiệm các chỉ tiêu về chất lượng xăng, dầu theo quy định; tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho các sản phẩm hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh...
"Sở đã thực hiện 35 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về việc chấp hành các quy định của pháp luật về đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa đối với vàng, vàng trang sức, mỹ nghệ; về đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa đối với tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn trên địa bàn; thực hiện kiểm tra đột xuất theo kiến nghị, phản ánh của người dân về đo lường tại Cửa hàng xăng dầu số 8, thành phố Yên Bái (tiếp nhận phản ánh qua điện thoại đường dây nóng); kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và ghi nhãn hàng hóa đối với các cửa hàng kinh doanh dầu nhờn động cơ đốt trong; kiểm tra việc quản lý và sử dụng phương tiện đo nhóm 2 đối với các trạm y tế trên địa bàn tỉnh”, bà Hương thông tin thêm.
Trong 5 năm qua, Sở KH&CN cũng đã triển khai nhiều dự án nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng các mô hình nông lâm nghiệp, trong đó có nhiều đề tài, dự án xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm an toàn như xác lập quyền nhãn hiệu tập thể "Gạo nếp Lếch Bảo Ái" cho sản phẩm gạo nếp Lếch của huyện Yên Bình; xác lập quyền nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm "Rượu thóc La Pán Tẩn”, "Hoa hồng Mù Cang Chải” và "Chè Shan tuyết Púng Luông” của huyện Mù Cang Chải; quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý "Măng tre Bát Độ Yên Bái” theo chuỗi giá trị sản phẩm; xác lập quyền nhãn hiệu tập thể "Nếp lẩu cáy Trạm Tấu” cho sản phẩm gạo nếp lẩu cáy của huyện Trạm Tấu; xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho một số sản phẩm nông nghiệp của thị xã Nghĩa Lộ; quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Khoai sọ nương Trạm Tấu" cho sản phẩm khoai sọ của huyện Trạm Tấu... 
Thông qua các đề tài, dự án giúp người tiêu dùng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe cho mình, gia đình, cộng đồng dân cư, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. 
Các phòng chức năng của Sở cũng đồng thời tiếp nhận đăng ký kiểm định phương tiện đo của 850 lượt đơn vị, cơ sở; kiểm định 7.800 phương tiện đo nhóm 2, cấp chứng nhận kiểm định cho 7.250 phương tiện đo trên các lĩnh vực huyết áp kế, dung tích, khối lượng....; kiểm định 75 lượt máy X -quang, đo đánh giá an toàn bức xạ 150 lượt phòng đặt máy X-quang. 
Về nhiệm vụ thời gian tới, bà Hương cho biết: Sở tiếp tục chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng triển khai cuộc thanh tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa đối đối với hàng đóng gói sẵn; xây dựng, phát triển thương hiệu cho đặc sản của địa phương; kiểm tra việc quản lý và sử dụng phương tiện đo nhóm 2; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn/hợp quy theo quy định; tiếp tục triển khai công tác kiểm định định kỳ phương tiện đo nhóm 2 và lĩnh vực an toàn bức xạ cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. 
Cùng đó, Sở tiếp tục kiểm định đột xuất các phương tiện đo khi có yêu cầu; tổ chức các hội nghị tập huấn về xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm đặc sản, sản phẩm chủ lực của địa phương; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo yêu cầu; xuất bản và phát hành bản tin thông báo và hỏi đáp hàng rào kỹ thuật trong thương mại và gửi cho các tổ chức, cá nhân có liên quan; tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền và triển khai công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào đời sống sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. 
Các hoạt động phối hợp giữa ngành KH&CN với các ngành chức năng cũng sẽ được tăng cường, đặc biệt trong hoạt động chống gian lận thương mại như: kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng giá bất hợp pháp; hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp... góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Mạnh Cường

Tags Yên Bái KHCN người tiêu dùng xăng dầu thương mại