TS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, tiếp nhận nhiều ca ngộ độc khí CO mà không phải do sự cố cháy nổ. Cụ thể, chạy máy phát điện để ở trong phòng có thông với phòng có người sinh hoạt, sử dụng bình đun nước nóng chạy bằng khí gas, bồn chiên dầu sử dụng đồng thời khí gas và điện...
Điển hình là trường hợp 3 bệnh nhân ngộ độc từ 1 căn bếp ở nhà hàng của Hà Nội với diện tích khoảng 25 - 30m2. Buổi sáng, 6 nhân viên của nhà hàng làm việc trong bếp và không phát hiện mùi bất thường. Sau đó, 2 nhân viên bị ngất xỉu và 1 người có biểu hiện khó chịu, nôn trớ nên được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Bác sĩ khám cho người mẹ trong gia đình có 3 người hôn mê vì khí CO.
Các bác sĩ phát hiện nồng độ CO trong máu bệnh nhân rất cao, HbCO lên tới hơn 30% trong khi bình thường chỉ khoảng dưới 1%. Theo TS. Nguyễn Trung Nguyên, hiện sau 10 ngày điều trị ô xy cao áp, thuốc dự phòng biến chứng tâm thần và thần kinh, bệnh nhân còn rất mệt mỏi. Các chuyên gia nghi ngờ, khí gas từ các thiết bị đun nấu trong nhà hàng đã không cháy hoàn toàn, tạo ra khí CO.
Cũng bị ngộ độc khí CO nhưng do dùng máy phát điện, 3 người trong 1 gia đình tại Nghệ An phải nhập viện trong tình trạng nặng nề. Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 8/8, nhà bị mất điện nên gia đình này đã sử dụng máy phát điện để chạy máy lạnh. Máy phát điện để ở một phòng thông với phòng ngủ. Sáng hôm sau, người thân phát hiện 3 người đã rơi vào hôn mê, bên cạnh có chất nôn. Người bố bị ngộ độc nhẹ, điều trị ở địa phương và đã ra viện. Hai mẹ con được đặt nội khí quản, đưa thẳng đến Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai).
TS. Lê Quang Thuận, Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc thông tin, người mẹ (48 tuổi) hiện đã tỉnh, được rút ống thở. Tuy nhiên, con trai (15 tuổi) vẫn còn hôn mê và nguy kịch. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng có tổn thương đa cơ quan, đặc biệt não, tim, cơ, hô hấp và một số tạng khác.
Khó nhận biết CO trong không khí
“CO là chất khí không màu, không mùi, không gây kích ứng đường hô hấp. Do đó, rất khó nhận biết sự có mặt của CO trong không khí. Khí CO được hình thành do sự đốt cháy không hoàn toàn. Các chất liệu có chứa carbon như: xăng, dầu, khí đốt tự nhiên, gỗ hoặc than củi, nhựa, vải, rơm, rạ... hoặc một số trường hợp cá biệt do hóa chất được hấp thu qua da vào cơ thể rồi được chuyển hóa thành khí CO và gây ngộ độc”, bác sĩ Nguyên phân tích.
Khí CO hấp thu vào cơ thể, trường hợp nhẹ có thể gây buồn nôn, đau đầu. Các ca bệnh dễ tưởng nhầm là cảm cúm hay ngộ độc thức ăn. Trường hợp nặng, người hít phải có thể bất tỉnh và tử vong. Các cơ quan hay bị tổn thương và thường bị nặng, bị sớm nhất là não, tim...
Hiện trong cuộc sống có các nguy cơ mới gây ngộ độc khí CO do nhiều máy móc, thiết bị sử dụng nhiên liệu là xăng dầu. Thậm chí có hóa chất dung môi tẩy sơn chứa methylene chloride, methylen bromide có thể ngấm qua da vào cơ thể rồi được chuyển hóa thành khí CO và gây ngộ độc từ từ.
Bốn người trong gia đình thương vong bất thường nghi do ngộ độc khí CO 19/05/2022Sức khỏe
TPHCM: Tái tạo bàng quang cho bệnh nhân ung thư từ ruột non
Sức khỏe
Dùng nước lạnh hay nước nóng để rửa mặt sẽ sạch và đẹp da?
Sức khỏe
6 mẹo vặt giúp nàng ‘lên đỉnh’trong cuộc yêu
Sức khỏe
Đại thiếu gia 'hiện nguyên hình' Sở Khanh khi nghe người yêu báo cho biết tin này
Sức khỏe
Đăng thảo luận