Hà Nội chiều 12/9, trời bắt đầu hửng nắng. Trên đường về nhà, tôi có thể thấy một phần hoàng hôn sau bão vàng rực, lấp ló sau lô cao ốc cuối đường Hoàng Quốc Việt. Qua đầu ngõ 120, tấm bạt đỏ in dòng chữ “Điểm tập kết hàng cứu trợ…” đập ngay vào mắt tôi.
Phía sau là các bạn trẻ đang lúi húi lựa quần áo cũ bên cạnh những kiện hàng đã đóng trong bao dứa, ni lông xếp ngay ngắn.
Khi biết tôi là phóng viên muốn tìm hiểu thông tin, các bạn cử một đại diện tiếp chuyện. Đó là một bạn nam đậm người, mặt vuông chữ điền tạm gọi là A. Bạn A không muốn xưng tên trên báo và bảo tôi: “Anh chỉ cần nói đây là các công ty du lịch và anh em hướng dẫn viên… là đủ”.
“Mọi thứ xuất phát từ tình thương đồng bào”, A chia sẻ. “Chúng tôi làm du lịch, đi mọi nơi, mang văn hóa đến cho mọi người. Đây cũng là nét văn hóa của người Việt Nam. Mỗi khi đất nước có chuyện hoặc đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt gì, chúng tôi cũng sẵn sàng”, A nói.
Những thùng hàng tập kết tại số 120 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội đang chờ lên đường đến với đồng bào vùng lũ.
A năm nay 30 tuổi khẳng định hai sự kiện nhớ đời từng trải qua là COVID-19 và bão YAGI: “Chưa bao giờ tôi chứng kiến một cơn bão khủng khiếp như thế, lại ảnh hưởng liên quan lũ lụt, sạt lở… Hàng ngày nghe đồng bào còn chưa được tìm thấy, còn mất tích, còn nằm dưới đất… rất đau thương nên chúng tôi chung tay, có sức góp sức, có của góp của. Người qua đường cũng cho nhiều”.
Nhiều công ty du lịch tiến hành chiến dịch này vẫn làm việc bình thường. Công ty cắt cử A chuyên nhận và tập hợp hàng cứu trợ. Những người được phân công áp tải hàng sẽ khởi hành trong đêm, sáng hôm sau về nghỉ được độ 5 tiếng rồi lại đi chuyến tiếp.
“Nhân lực rất mỏng. Hai hôm nay mưa rút đi, các bạn sinh viên ĐH Sư Phạm, Quốc gia ra đây hỗ trợ. Chúng tôi kêu gọi luôn các bạn nam có sức khỏe cùng lên vùng cao hỗ trợ dỡ đồ xuống”, A kể.
Mỗi chuyến cần ít nhất 10 người, trong đó có 3 thành viên nòng cốt, còn lại là đội ngũ sinh viên. Riêng sinh viên mặc dù rất hăng hái nhưng vẫn được bố trí nghỉ hẳn một ngày giữa hai chuyến đi để đảm bảo sức khỏe.
Phút nghỉ ngơi sau một ngày lựa, đóng hàng của nhóm hướng dẫn viên cùng các bạn sinh viên- Ảnh: N.M.Hà
Những lần trước do ảnh hưởng bão lũ không lớn nên nội bộ các công ty tự quyên góp và thường chỉ đi 1-2 chuyến xe hỗ trợ. Đây là lần đầu tiên họ lập điểm tiếp nhận hàng tại vỉa hè và qua Facebook.
Từ 10/9, nhóm của A đã cùng các đối tác vận tải (miễn phí) vận chuyển khoảng 20 chuyến hàng lên các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng… Ngày đầu tiên nhiều nhất, hơn chục chuyến, ngày thứ hai vận chuyển được 5 chuyến… Công cuộc này vẫn tiếp tục khi nào đồng bào cần còn cần cứu trợ và nhóm vẫn tiếp tục nhận được hàng.
Điểm đến của 2 xe hàng 5 tấn và 8 tấn trong ngày 13/9 của nhóm là Lào Cai vì họ mới nhận tin Lào Cai vẫn đang sạt lở, rất nhiều người bị cô lập… Quy trình của nhóm là liên hệ trước với chính quyền địa phương và lực lượng công an, quân đội để hàng hóa được tiếp nhận và chuyển tới đúng nơi.
Khi bão lũ đang căng, nhóm ưu tiên vận chuyển nước uống, đồ ăn nhanh (không bao gồm mì tôm) và nhu yếu phẩm. Sau đó là quần áo và các vật dụng nhà bếp cùng gạo, dầu ăn, nước mắm… để người dân nấu ăn khi lũ rút.
Trước khi chia tay, A còn nhờ tôi chuyển lời cảm ơn tới các anh chị ở khu đô thị Dương Nội - những người vừa chuyển đến những bọc quần áo được gấp gọn gàng đóng sẵn trong những bao ni lông vuông vức.
Hai em Từ Đăng Nguyên và Nguyễn Huỳnh Bảo Nhi, học sinh Trường THCS Kiến Thiết, Q.3 đập heo đất hỗ trợ bà con vùng lũ phía Bắc tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM. Ảnh: Ngô Tùng.Chỉ một điểm tiếp nhận hàng cứu trợ mà đã có bao nhiêu câu chuyện để kể. Chỉ cần ai đó đứng lên kêu gọi sẽ có đủ các thành phần chung tay...
Nghĩa đồng bào không thể đong đếm
Từ miền Trung, những nồi bánh chưng, bánh tét nổi lửa thâu đêm kịp thời đưa đến tay bà con vùng lũ. Những hàng quán dọc đường miễn phí bữa ăn cho những người theo đoàn xe tình nguyện. Từ TP.HM, người lái xe ba gác dốc túi được 1,4 triệu đồng gửi bà con vùng lũ, vị giáo sư về hưu đóng góp 1 tỷ đồng số tiền đáng ra để dưỡng già hay những em nhỏ tiểu học mang heo đất hay tập vở nhờ thầy cô gửi ra Bắc… Tất cả đều khiến chúng ta rưng rưng như nhau. Vì nghĩa đồng bào không thể đong đếm.
Bão và tình yêu… 11/09/2024 NSND Trịnh Thúy Mùi kêu gọi nghệ sĩ chung tay đóng góp, trực tiếp tới vùng lũ 12/09/2024 Thấy gì từ hàng chục nghìn cây xanh gãy đổ, cổ thụ bật gốc ở Hà Nội? 12/09/2024Văn hóa
Nguyên nhân bà Xuân Hòa - chủ phòng trà Tiếng Xưa - đột ngột qua đời
Văn hóa
Biệt thự 100 tuổi trong phim 'Người đẹp Tây Đô' trước nguy cơ bị xóa sổ
Văn hóa
12 tỷ đồng để nâng cấp Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định
Văn hóa
Làm thiện nguyện chuyên nghiệp
Văn hóa
Đăng thảo luận
2024-10-11 15:36:00 · 来自139.208.145.53回复
2024-10-11 15:46:00 · 来自182.81.221.51回复
2024-10-11 15:56:18 · 来自210.25.163.219回复
2024-10-11 16:06:10 · 来自123.232.118.122回复
2024-10-11 16:16:10 · 来自210.38.234.50回复
2024-10-11 16:26:16 · 来自36.57.239.47回复
2024-10-11 16:36:02 · 来自36.60.174.112回复
2024-10-11 16:45:44 · 来自222.36.251.185回复