Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước chiều ngày 21/9, các ngân hàng thương mại đã đưa ra nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng từ nay đến cuối năm.
Lãi suất luôn được công khai
Phát biểu tại Hội nghị, ông Phạm Quang Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng công khai lãi suất trên website. Mặt bằng lãi suất cho vay bình quân đối với khoản vay mới và cũ tiếp tục giảm mạnh, đến tháng 8/2024 giảm hơn 1%/năm so với cuối năm 2023. Trong đó, lãi suất cho vay khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân giảm khoảng 0,96%; hiện ở mức 9,17%, cao hơn toàn hệ thống và nhóm ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước.
Trong những giai đoạn áp lực tăng cao, Ngân hàng Nhà nước bán can thiệp ngoại tệ hỗ trợ thanh khoản thị trường, phục vụ nền kinh tế, bình ổn thị trường ngoại tệ. Khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân chiếm khoảng 66% tổng giao dịch ngoại tệ toàn hệ thống và 30% thị phần giao dịch với khách hàng.
Phó Thống đốc: Nhiều ngân hàng giảm lãi vay mà không cần khách hàng đề nghị
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu và sớm trình Chính phủ chính sách riêng cho giãn hoãn nợ với đối tượng thiệt hại của cơn bão số 3.
Tính đến ngày 17/9/2024, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 7,38% so với cuối năm 2023, trong đó, khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tăng 8,6%, chiếm 45% thị phần, tăng cao nhất toàn hệ thống; cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp tục hướng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
Ông Dũng cho biết thêm, ngay từ đầu năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức khoảng 15%. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước liên tục cải tiến việc giao, điều hành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, chưa thể chấm dứt việc áp dụng biện pháp này vì tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng, chạy đua lãi suất như giai đoạn trước năm 2011 có thể quay lại, gây bất ổn vĩ mô và rủi ro lạm phát gia tăng, rủi ro nợ xấu tăng cao, ảnh hưởng tới an toàn hệ thống ngân hàng...
Tại Hội nghị, ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank cho biết tính đến tháng 8/2024, lãi suất cho vay bình quân của Techcombank ở mức 7,73%, tiếp tục giảm so với tháng 3/2024 và đã giảm 2,24% so với thời điểm tháng 12/2023. Trong đó, so với thời điểm 31/12/2023, tại 31/8/2024, lãi suất cho vay bình quân khách hàng cá nhân đối với các khoản vay thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh là một trong những lĩnh vực ghi nhận mức giảm nhiều nhất (giảm 2,48% từ mức 10,11% xuống còn 7,63%).
Ngoài ra, thực hiện chính sách giảm phí, lãi vay trên diện rộng và cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết 31/8/2024, tổng giá trị nợ gốc mà Techcombank đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ lũy kế là 6.206 tỷ đồng, tổng giá trị nợ lãi đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lũy kế là 154 tỷ đồng.
Đăng thảo luận
2024-11-03 18:15:39 · 来自123.235.45.232回复
2024-11-03 18:25:27 · 来自171.15.160.167回复