(NLĐO) - Một phiến đá cổ ở Morocco đã bảo tồn nguyên vẹn sinh vật có thể lấp đầy một khoảng trống tiến hóa quan trọng.

Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, nhóm tác giả dẫn đầu bởi TS Lorenzo Lustri từ Đại học Lausanne (Thụy Sĩ) đã truy tìm sinh vật tổ tiên của nhóm động vật chân đốt rất phổ biến ngày nay như: nhện, bọ cạp, cua móng ngựa...

 Sinh vật lạ bị "phong ấn" trong đá 478 triệu năm: Thủy tổ nhiều loài 第1张

Chân dung sinh vật là tổ tiên của nhiều động vật chân đốt hiện đại - Ảnh: NATURE COMMUNICATIONS

Bọ cạp, nhện và cua móng ngựa hiện nay thuộc về dòng dõi động vật chân đốt rộng lớn, xuất hiện trên Trái Đất gần 540 triệu năm trước, tức đầu kỷ Cambri.

“Chính xác hơn, chúng thuộc về một phân ngành gồm các sinh vật có càng được sử dụng đặc biệt để cắn, tóm lấy con mồi hoặc tiêm nọc độc, gọi là chelicerae. Nhưng tổ tiên của nhóm đặc biệt này là gì?” - TS Lustri đặt vấn đề.

Câu hỏi này đã khiến các nhà cổ sinh vật học bối rối kể từ khi nghiên cứu về hóa thạch cổ đại bắt đầu.