Không phải ngẫu nhiên, vài năm trở lại đây đã có nhiều đầu sách bàn về tiếng Việt, kể cả trang mạng xã hội cũng có diễn đàn tương tự.

Điều này cho thấy đây là một tín hiệu rất đáng mừng khi mọi người cùng quan tâm đến tiếng mẹ đẻ. Nói như thế bởi trong sự giao thoa của các nền văn hóa, tiếng Việt không đứng yên, giẫm chân tại chỗ mà phải vay mượn các từ mới; và có những từ mới phát sinh... Điều này rất đỗi bình thường. Tuy nhiên hiện nay, có một điều rất đáng lo là không ít người đã cố tình viết sai chính tả khiến tiếng Việt dị dạng một cách hài hước nhiễu nhại, dù không cố ý nhưng cũng khó có thể chấp nhận.

Trao đổi với chúng tôi, nhà thơ Lê Minh Quốc cho biết khi ông tập trung nghiên cứu về tiếng Việt cũng còn mục đích giúp cho bạn đọc thấy rằng tiếng Việt của mình luôn trong sáng và đủ khả năng diễn đạt mọi tình huống, mọi trường hợp, kể cả gây cười, chứ không nhất thiết phải sử dụng bằng cách thể hiện méo mó, dị dạng mới đạt hiệu quả như mong muốn.

 TIẾNG VIỆT GIÀU ĐẸP: "Tiếng Việt - Lắt léo và lịch lãm" 第1张

Bìa cuốn sách “Tiếng Việt - Lắt léo và lịch lãm”

Với cuốn sách "Tiếng Việt - lắt léo và lịch lãm" (NXB Trẻ - 2024), một lần nữa cho thấy nhà thơ Lê Minh Quốc vẫn tiếp tục với chủ đề xuyên suốt mà ông đã theo đuổi từ nhiều năm nay: "Lắt léo tiếng Việt" (2017), "Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt" (2021).