Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Quy định gồm 5 chương, 18 điều, trong đó xác định rõ 13 hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính công.
Đầu tiên là hành vi lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, ban hành các văn bản trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng tài chính công.
Thứ hai, hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc, quy định, quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, nhiệm vụ, công vụ trong quản lý, sử dụng tài chính công.
Thứ ba, quy định nêu hành vi thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý để xảy ra hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính công.
"Bao che, dung túng, tiếp tay, xử lý không đúng quy định đối với hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính công. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước", quy định nêu.
Một hành vi khác đó là: Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật.
Cùng với đó, quy định cũng chỉ ra các hành vi như: Chi không có dự toán, không đúng dự toán ngân sách được giao trái với quy định của pháp luật; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật. Quyết định đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách không đúng thẩm quyền, không xác định rõ nguồn vốn để thực hiện. Thực hiện vay trái với quy định của pháp luật; vay vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.
Ngoài ra, việc tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính công còn thể hiện ở hành vi sử dụng ngân sách nhà nước để cho vay, tạm ứng, góp vốn trái với quy định của pháp luật; trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật; hạch toán sai chế độ kế toán nhà nước và mục lục ngân sách nhà nước. Không thực hành tiết kiệm để xảy ra thất thoát, lãng phí trong việc quản lý, sử dụng tài chính công...
"Không sử dụng tài sản công được giao" gây lãng phí là vi phạm
Về những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công, quy định nêu cụ thể 10 hành vi.
Đầu tiên là hành vi lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, ban hành các văn bản trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công. Thứ hai là hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt, chiếm giữ và sử dụng trái phép tài sản công.
Quy định cũng nêu về hành vi: Đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng tài sản công không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức. Giao tài sản công cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không có nhu cầu sử dụng. Sử dụng tài sản công khác do tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức...
"Sử dụng hoặc không sử dụng tài sản công được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao; sử dụng tài sản công để kinh doanh trái pháp luật. Xử lý tài sản công trái quy định của pháp luật. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật", quy định nêu rõ.
Xử lý trách nhiệm với cả người đã chuyển công tác, nghỉ hưu
Về xử lý vi phạm, quy định nêu rõ: Các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo vi phạm các nội dung nêu tại Quy định này thì phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức; cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên (kể cả những người đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu) và người có thẩm quyền liên quan... vi phạm các hành vi được nêu trong quy định sẽ bị xử lý.
"Nếu cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên đang công tác khi có hành vi tham nhũng, tiêu cực, theo đề nghị, kết luận của cơ quan có thẩm quyền còn bị áp dụng các biện pháp xử lý như: đình chỉ công tác, chức vụ, không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Tạm dừng có thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức vụ cao hơn, bổ nhiệm lại, tái cử, phong, thăng cấp bậc hàm, giới thiệu ứng cử chức vụ cao hơn hoặc tương đương, công nhận chức danh, phong tặng danh hiệu, khen thưởng", quy định nêu rõ.
Tổng Bí thư nói về tình trạng lãng phí, nêu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TPHCM 26/10/2024 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí 20/10/2024 Lãng phí dự án sản xuất và kiểm định giống thủy sản hơn 39 tỷ 18/10/2024Xã hội
Ban Bí thư kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lưu Quang Huy
Xã hội
Tuyên Quang có nữ Bí thư Tỉnh ủy
Xã hội
Đại tướng Phan Văn Giang: Sĩ quan nữ cấp tướng trong quân đội rất hiếm
Xã hội
Người dân nghĩ gì việc Hà Nội sắp hạn chế xe máy?
Xã hội
Đăng thảo luận