Mặt Trăng khi quan sát từ Trái Đất sẽ có nhiều hình dạng khác nhau khi nó di chuyển trong quỹ đạo, được gọi là các pha, gồm Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm và không Trăng.
Tuy ở bất kỳ hình dạng nào, chúng ta cũng chỉ có thể nhìn thấy một phía của Mặt Trăng mà không bao giờ nhìn được mặt phía xa của hành tinh này.
Nửa không nhìn thấy được của Mặt Trăng, còn gọi là mặt khuất, mặt xa hay mặt sau của Mặt Trăng (đôi khi còn được gọi là vùng tối của Mặt Trăng).
Khoảng 18% nửa này của Mặt Trăng đôi khi được nhìn thấy từ Trái Đất do hiệu ứng đu đưa của Mặt Trăng. 82% còn lại con người chưa thể quan sát được.
"Vùng tối của Mặt Trăng" thực ra là một thuật ngữ không hoàn toàn chính xác bởi vùng này vẫn nhận được ánh sáng Mặt Trời, nhưng con người ở Trái Đất không bao giờ nhìn thấy nên nó luôn là vùng tối.
Nhìn từ Trái Đất, có vẻ như Mặt Trăng không hề quay mà nó quay quanh trục của nó, giống như Trái Đất. Tuy nhiên, Mặt Trăng bị khóa thủy triều với hành tinh của chúng ta, khiến chu kỳ tự quay của nó trùng với chu kỳ quỹ đạo.
Điều đó có nghĩa là thời gian để Mặt Trăng quay quanh trục của nó cũng bằng thời gian nó quay quanh Trái Đất - khoảng một tháng.
Nhà vật lý thiên văn Madelyn Broome từ Trường Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ) cho biết khoảng 4,5 tỷ năm trước, khi Mặt Trăng mới hình thành, tốc độ quay của Trái Đất nhanh hơn bây giờ đáng kể, độ dài một ngày chỉ khoảng 5 giờ.
Đăng thảo luận