Tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ, sâu răng, thừa cân, béo phì còn cao, đặc biệt ở nhóm tiểu học.

54% số học sinh có tật khúc xạ

Nghiên cứu "Thực trạng các bệnh tật học đường phổ biến năm học 2023-2024 trên địa bàn TPHCM" do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) nghiệm thu đã đưa ra những con số đáng lưu ý về tình hình sức khỏe của trẻ từ mầm non tới trung học phổ thông. Dữ liệu được thu thập tại 8 cơ sở giáo dục với 1.230 học sinh của TPHCM. 

Các vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở học sinh  第1张 Vận động tích cực ngoài trời giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh học đường.

Đối với trẻ từ 5-19 tuổi, tỷ lệ mắc tật khúc xạ là 54%, sâu răng chiếm 55%, cong vẹo cột sống là 8%, thừa cân và béo phì lần lượt là 22% và 20%.

Theo HCDC, cận thị (tật khúc xạ phổ biến nhất ở trẻ) có thể phòng ngừa thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa học sinh, gia đình và nhà trường.

Trong học tập, người lớn cần hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế (thẳng lưng, mắt cách mặt chữ 30cm), không nằm, quỳ khi đọc sách hoặc viết bài. Đảm bảo môi trường học tập đủ ánh sáng, kích cỡ bàn ghế phù hợp. Hướng dẫn trẻ ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5m khi xem tivi và thời gian xem cần ngắt quãng, không quá 45 phút mỗi lần xem. Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, điều này không chỉ tốt cho mắt mà còn tăng cường sức đề kháng cho trẻ. 

Bên cạnh đó, cần đưa trẻ đi khám mắt định kỳ tại các cơ sở uy tín để phát hiện sớm tật khúc xạ (nếu có) và có hướng xử lý. 

Các vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở học sinh  第2张 Số liệu thống kê trên địa bàn TPHCM. Dữ liệu: HCDC

Tỷ lệ học sinh tiểu cao thừa cân, béo phì cao nhất 

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vào tháng 4 vừa qua cung cấp kết quả khảo sát sức khỏe tại 90 trường trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2017-2021 (mỗi năm khoảng 7.300 học sinh). 

Theo đó, học sinh tiểu học có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao nhất với 37,8%, trung học cơ sở là 16,8%, và trung học phổ thông là 11,3%. Thậm chí, một số trường tiểu học khu vực nội thành có tỷ lệ thừa cân, béo phì lên tới 55,7%.

Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai mô hình can thiệp phòng chống thừa cân, béo phì cho học sinh tại một số trường tiểu học của Hà Nội, giai đoạn 2023-2025. Mô hình phấn đấu nâng cao kiến thức, thực hành về phòng chống thừa cân, béo phì; cung cấp bữa ăn theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của ngành y tế; tăng cường hoạt động thể lực; kiểm soát tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh tại các trường tiểu học trong thời gian can thiệp...

Các vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở học sinh  第3张

Ngành giáo dục cần bổ sung cử nhân dinh dưỡng giám sát bữa ăn học đường

Theo Phó giáo sư Lâm, ngành giáo dục nên có biên chế cử nhân dinh dưỡng trường học hoặc một cụm trường cần cán bộ dinh dưỡng để lên thực đơn, giám sát thực phẩm đầu vào. Các vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở học sinh  第4张

Học sinh nên tập môn gì để tăng chiều cao?

Vận động thể dục thể thao là một trong các yếu tố quan trọng giúp trẻ có thể lực tốt, chiều cao chuẩn theo độ tuổi. Các vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở học sinh  第5张

Những biện pháp phòng tật khúc xạ học đường

Tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ ngày càng tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị, do thói quen sử dụng điện thoại, máy tính, ngồi học không đúng tư thế.