Một đôi giày tập có bộ đệm hỗ trợ tối đa là mong muốn với số đông runner, nhưng thiết bị này vẫn có những ảnh hưởng tiêu cực cần lưu ý.
Giới chuyên môn đến giờ vẫn chưa tìm ra được một định nghĩa rõ ràng cho giày chạy có đệm. "Một đôi giày chạy có đệm khi chúng ta nhìn thấy phần đệm đó", chuyên viên vật lý trị liệu và HLV chạy bộ Matthew Boyd diễn giải với Runner's World.
Trên thị trường hiện tại, ngoài loại giày barefoot (chân trần) như Vibram FiveFingers là giày không có đệm, gần như toàn bộ giày chạy bộ còn lại đều là giày có đệm, ở mức độ cao hay thấp. Và dù không có một định nghĩa rõ ràng, những đôi giày có đệm tồn tại một số điểm chung.
M\u1ed9t v\u00ed d\u1ee5 v\u1ec1 ph\u00e2n bi\u1ec7t gi\u1eefa gi\u00e0y barefoot v\u00e0 gi\u00e0y ch\u1ea1y c\u00f3 \u0111\u1ec7m."'>Thứ nhất, phần đế giữa phải có đệm dày và êm, với mục đích chính là giảm chấn khi tiếp đất, chuyên gia Trị liệu Chân William N. McCann cho hay. Khác với giày không có đệm, giày chạy có đệm khi sử dụng đem lại trải nghiệm mềm mại và thoải mái cho bàn chân.
Thứ hai, nhiều giày có đệm hiện nay thường được thiết kế theo hướng tối đa, gồm có nhiều lớp bọt đệm hoặc các vật liệu khác nhau để gia tăng chiều cao gót, khiến khoảng cách từ bàn chân tới mặt đất cao hơn.
Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại mang tới những vật liệu như bọt EVA, PEBA khiến cho giày chạy ngày càng nhẹ và hoàn trả năng lượng tốt hơn. Nói cách khác, khi chạy, bàn chân sẽ cảm nhận được độ nảy mạnh mẽ hơn.
Lợi ích của giày chạy có đệm
Đối với một số runner, giày chạy có đệm đem lại trải nghiệm chạy bộ thoải mái hơn rất nhiều.
Chuyên gia McCann cho biết, giày chạy có đệm có thể hỗ trợ những runner có cử động ở hông, đầu gối hay cổ chân không tốt. Loại giày này, nhờ bộ đệm mềm mại, sẽ giúp các khớp vững chãi hơn khi vận động, tạo cảm giác chắc chắn và cân bằng khi chạy. Nếu không đi giày có đệm, các khớp ở hông, đầu gối hay cổ chân sẽ gây khó chịu, thậm chí đau đớn khi vận động mạnh quá mức và liên tục.
Giày có đệm cũng hữu ích với các ultra runner, vì bộ đệm êm ái sẽ giúp giảm ma sát với bàn chân và các mô mềm, giảm rủi ro bị trầy xước da hoặc đau bàn chân.
Giày Asics Gel Nimbus 26 được thiết kế với mục tiêu đem lại cảm giác êm ái, nên có đế giữa kết hợp với bọt FLYTEFOAM BLAST+ ECO, mang đến cảm giác êm ái và phản hồi tốt hơn. Công nghệ PureGEL đặc trưng của Asics được đặt dưới gót chân để đảm bảo khả năng hấp thụ tác động tối ưu trong khi vẫn duy trì độ thanh thoát cho đôi giày.
Một số runner nặng cân cũng sẽ hưởng lợi từ giày chạy có đệm, vì bộ đệm sẽ giảm phản lực khi tiếp đất lên các khớp của họ. Tuy nhiên, chuyên gia Matthew Boyd nhắc tới một thí nghiệm với 829 runner chạy cho vui, kết luận rằng giày có đệm không có lợi ích mang tính bảo vệ cho nhóm runner nặng cân. Trái lại, người nhẹ cân mới hưởng lợi nhiều hơn từ loại giày chạy này.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những đôi giày có đệm tối đa như dòng giày Vaporfly của Nike, cải thiện thành tích chạy bộ rõ rệt. Nhưng sự cải thiện này không hẳn đến từ phần đệm, mà có thể là tính chất nảy của bọt đệm, tấm carbon, và nhất là việc những dòng giày này có trọng lượng siêu nhẹ.
Runner còn có thể hưởng lợi từ việc sử dụng đang dạng loại giày: gồm nhiều đệm, ít đệm và không có đệm. Theo Boyd, tập chạy với nhiều loại giày sẽ tăng khả năng thích nghi của runner với nhiều áp lực khác nhau lên chân, từ đó giảm khả năng chấn thương. "Cái chính của lợi ích này là phải có sự đa dạng, nó không đến từ một loại giày duy nhất", chuyên gia này giải thích.
Điểm bất lợi của giày chạy có đệm
Vấn đề lớn nhất của giày chạy có đệm là giảm hiệu năng chạy bộ. Đệm nhiều hơn đồng nghĩa với việc runner tiếp đất với đầu gối thẳng hơn, dễ bị rướn sải chân về phía trước khi tiếp đất hơn.
Đôi khi, runner sẽ dần dần chạy ở nhịp bước chạy (cadence) thấp hơn. "Tất cả yếu tố này sẽ không giúp ích cho việc cải thiện hiệu năng chạy bộ, nếu bạn coi đó là mục tiêu", Boyd cho biết.
Bên cạnh đó, theo Chuyên gia Trị liệu Chân Stephen M. Pribut, lớp đệm sẽ ảnh hưởng tới khả năng cảm nhận mặt đất của chân và khiến cơ bắp kích hoạt chậm hơn, hệ quả là gia tăng áp lực lên các khớp.
Không chỉ có vậy, việc các khớp bị cứng lại sau khi làm quen với giày chạy nhiều đệm cũng ảnh hưởng tới một số runner, do làm thay đổi cơ chế cử động sinh học của cơ thể. Ví dụ như một số runner có cổ chân yếu hoặc đau ống cẳng chân sẽ được nhiều lợi ích hơn khi chạy với giày có ít đệm.
Giày Brooks Glycerin 21 có độ cao đế giữa 38mm.
Cuối cùng, với những loại giày có nhiều đệm nhưng lại hoàn trả năng lượng kém, hiệu suất chạy bộ sẽ bị giảm rõ rệt.
Giày có đệm có thể thay đổi cơ chế vận động sinh học của cơ thể, và điều này có thể có ích hoặc không có ích tùy theo cơ địa mỗi người. Boyd kết luận, nếu cơ thể bị đau hoặc ê ẩm khi chạy bộ, đừng vội vàng tìm cho mình một đôi giày có thật nhiều đệm.
Chọn giày có đệm sao cho phù hợp
"Nếu thường xuyên chạy với giày có đệm và không gặp chấn thương, runner có thể tiếp tục sử dụng giày có đệm. Nhưng trong trường hợp chưa thử giày có đệm bao giờ, bạn nên bắt đầu bằng việc chọn một đôi có mức đệm vừa phải", M. Pribut khuyên.
Chuyên gia Boyd thì cho rằng tốt hơn hết là runner nên sử dụng cùng lúc nhiều loại giày có cấu trúc đệm khác nhau. "Việc này sẽ giảm rủi ro chấn thương vì cơ thể đã thích nghi với nhiều cơ chế vận động khác nhau", ông giải thích.
Runner có thể cân nhắc sử dụng giày chạy có đệm ở mức 10% - 20% mật độ tập luyện trước, nếu chưa sử dụng giày chạy có đệm bao giờ. Boyd cho biết thêm: "Rủi ro lớn nhất sẽ đến từ việc có những thay đổi quá đột ngột, cho dù là với kế hoạch tập luyện hay giày chạy bộ. Nếu bạn đã quen với một đôi giày, không nhất thiết phải thay đổi. Nhưng tốt nhất là nên có sự lựa chọn đa dạng thay vì chỉ dùng một đôi giày duy nhất".
Tô Thành (theo Runners' World)
Đăng thảo luận