Tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ ngày càng tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị, do thói quen sử dụng điện thoại, máy tính, ngồi học không đúng tư thế.

Chị Nguyễn Thúy Hằng (Hà Đông, Hà Nội) cho con gái 8 tuổi đến Bệnh viện Mắt trung ương (Hà Nội) kiểm tra tật khúc xạ. Bà mẹ này cho biết con có độ cận, loạn thị rất cao. 

Theo chị Hằng, con không có triệu chứng đau hay nheo mắt. Trước khi vào năm học mới, chị cho con đi đo mắt kiểm tra. Tại hàng kính, nhân viên phát hiện trẻ cận và loạn thị cao hơn bình thường. 

Phụ huynh tiếp tục đưa con vào Khoa Tật khúc xạ, Bệnh viện Mắt trung ương kiểm tra lại. Sau khi nhỏ thuốc giãn đồng tử, bác sĩ chẩn đoán trẻ bị loạn - cận và phải đeo kính.

Tại Khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), rất nhiều trẻ được cha mẹ cho đến kiểm tra lần đầu hoặc tái khám. Trong số đó, nhiều trẻ bị tăng độ cận, loạn trong thời gian nghỉ hè.

Điển hình như bé N.P.L. (11 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) sau 3 tháng hè mức độ cận thị của con đã tăng từ 3,75 độ lên tới 4,5 độ, thị lực giảm còn 7/10. Bác sĩ đã kê thuốc nhỏ và uống để kìm hãm tăng độ cận cho trẻ.

Những biện pháp phòng tật khúc xạ học đường  第1张 Nhà trường và phụ huynh cần quan tâm tới thị lực của trẻ.

Theo Bộ Y tế, cả nước có khoảng gần 3 triệu học sinh bị tật khúc xạ trong đó 70% là cận thị. Tỷ lệ này ở thành thị cao hơn nông thôn. 

Bác sĩ Phùng Thị Thúy Hằng, Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tật khúc xạ là tên chung của các tình trạng như cận thị, viễn thị, loạn thị. Thực tế, nhiều trẻ em bị tật khúc xạ nhưng phụ huynh và nhà trường chưa quan tâm nên mắt bị suy giảm thị lực rất nhiều.

Nguyên nhân gia tăng tật khúc xạ có nhiều yếu tố trong đó có di truyền từ cha mẹ. Cha mẹ có tật khúc xạ trên 6 đi ốp thì 100% con sẽ bị.

Ngoài ra, khi ánh sáng không đầy đủ, bố trí ánh sáng, kích thước bàn ghế học không phù hợp với độ tuổi, học sinh để mắt quá gần khi đọc và viết cũng dẫn đến cận thị. Trẻ sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, liên tục, thiếu thời gian sinh hoạt, vận động ngoài trời.

Đặc điểm chung của tật khúc xạ là học sinh nhìn mờ, nheo mắt khi đọc, viết, không đọc rõ chữ trên bảng. Trẻ còn bị mỏi mắt, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ khi học tập.

Theo bác sĩ Hằng, học sinh bị tật khúc xạ rất nguy hiểm vì trẻ giảm thị lực, thoái hóa võng mạc, đục dịch kính, glocom, rách và bong võng mạc. Người bệnh sẽ phải điều trị phẫu thuật phức tạp hơn, ảnh hưởng đến quá trình học tập. 

Việc điều trị tật khúc xạ có thể điều chỉnh bằng kính gọng, kính áp tròng cứng/mềm hoặc phẫu thuật đặt kính nội nhãn. Ngoài ra, phẫu thuật laser trị cận thị cũng có tác dụng nhưng giá thành cao và chỉ thực hiện từ người 18 tuổi trở lên, có tật khúc xạ ổn định trong 1 năm. 

Bác sĩ Hằng cho biết trẻ mắc tật khúc xạ cần được quan tâm nhiều hơn. Cô giáo và phụ huynh nên thường xuyên theo dõi con khi sinh hoạt, học tập để phát hiện sớm tật khúc xạ. 

Những sai lầm khi học sinh bị tật khúc xạ như phụ huynh sợ cho con đeo kính vì tăng độ cận, mua kính có độ cận không đúng. Học sinh cần tái khám 6 tháng/lần để giám sát độ cận thị, giảm hại chức năng thị giác.

Để phòng ngừa tật khúc xạ, bác sĩ lưu ý giảm căng thẳng cho mắt. Phụ huynh có biện pháp bảo vệ mắt, vệ sinh mắt hằng ngày, cho trẻ ngồi học đúng tư thế, khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25-30cm. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng và vuông góc với mặt ghế ngồi, hai chân thoải mái, hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Phòng học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học, đèn để phía đối diện với tay cầm bút. Không nên cho trẻ đọc sách, xem tivi, chơi điện tử quá 2 giờ liên tục. Tuân thủ đầy đủ chế độ giải lao, vui chơi và dinh dưỡng hợp lý.

Những biện pháp phòng tật khúc xạ học đường  第2张 Đáp chuyến bay khẩn cấp từ Nhật về Việt Nam để cứu đôi mắt sau mũi tiêm vào tránCô gái đang ở Nhật Bản vội vã đặt vé về Việt Nam mong mỏi cứu được con mắt bị biến chứng nặng nề sau mũi tiêm vào trán, thị lực gần như mất hoàn toàn.