YênBái - Thời gian qua, và đội ngũ hội thẩm nhân dân tại tòa án nhân dân (TAND) hai cấp tỉnh Yên Bái đã phát huy vai trò khi tham gia tố tụng tại các phiên tòa; tích cực tuyên truyền, đấu tranh, phòng chống tội phạm, phổ biến, giáo dục pháp luật cho bị cáo và những người tham dự phiên tòa, góp phần thực thi công lý, đảm bảo tính công bằng, khách quan của pháp luật.
Một phiên tòa xét xử án hình sự tại TAND tỉnh có sự tham gia của hội thẩm nhân dân.
>> Để có những bản án thấu tình, đạt lý
>> Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái nâng cao chất lượng xét xử
Cùng với thẩm phán, hội thẩm nhân dân là lực lượng có vai trò quan trọng trong các quyết định, phán quyết của tòa án tại phiên tòa sơ thẩm. Các vị hội thẩm luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm khi tham gia xét xử. Hơn một nửa số vụ, việc đưa ra xét xử có sự tham gia của đội ngũ hội thẩm nhân dân.Hội thẩm nhân dân Đồng Mạnh Linh chia sẻ: "TAND hai cấp luôn tạo điều kiện để toàn thể hội thẩm nhân dân được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao kỹ năng tham gia hoạt động xét xử tại phiên tòa; thường xuyên trang bị các bộ luật cơ bản và các văn bản pháp luật mới, bố trí nghiên cứu hồ sơ, lịch xét xử, trang phục cho hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử”.
Do vậy, khi được phân công làm nhiệm vụ xét xử, các hội thẩm thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật, có quan điểm rõ ràng, độc lập, góp phần cùng hội đồng xét xử đưa ra phán quyết đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể có cán bộ, công chức là hội thẩm tạo điều kiện về thời gian, công việc để các hội thẩm tham gia xét xử khi được phân công và các hoạt động tập huấn nghiệp vụ.
Đặc biệt, trong quá trình xét xử các vụ án điểm, án hình sự có tính chất điển hình về tội danh, hành vi phạm tội, các vụ án rất nghiêm trọng được dư luận quan tâm, các loại tội phạm đang có xu hướng gia tăng, gây bức xúc trong nhân dân như: buôn bán người, xâm hại trẻ em, mua bán trái phép chất ma túy, xuất nhập cảnh trái phép…, các hội thẩm nhân dân đã phân tích, giải thích chính sách, pháp luật cho bị cáo và người tham dự phiên tòa, nhất là với đối tượng thanh, thiếu niên hiểu rõ, nhận biết được hành vi vi phạm pháp luật để điều chỉnh hành vi, tránh vi phạm pháp luật.
Ông Lê Thái Hưng - Chánh án TAND tỉnh khẳng định: "Là những người trực tiếp tham gia vào quá trình tố tụng tại phiên tòa, hội thẩm nhân dân có địa vị pháp lý quan trọng, là đại diện của nhân dân tham gia vào công tác xét xử nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan của pháp luật; góp phần nâng cao chất lượng công tác xét xử của TAND hai cấp tỉnh; tỷ lệ giải quyết án năm sau đều cao hơn năm trước và vượt cao so với chỉ tiêu đề ra; không có trường hợp kết án oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm”.
Để làm tốt nhiệm vụ của mình, trong từng vụ việc, đòi hỏi các vị hội thẩm không chỉ nắm rõ luật mà cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án trước ngày mở phiên tòa, nắm bắt đầy đủ nội dung, chứng cứ của vụ án. Khi phát hiện những vấn đề vướng mắc thì trao đổi, phản ánh với thẩm phán chủ tọa. Với vai trò của mình tại phiên tòa, các vị hội thẩm nhân dân đã tập trung theo dõi diễn biến, các tình tiết về nội dung vụ án, phối hợp với thẩm phán tham gia xét hỏi đúng trọng tâm, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
Cùng với việc xét hỏi, các vị hội thẩm nhân dân còn sử dụng kiến thức chuyên ngành, kết hợp với sự hiểu biết về xã hội và vốn sống thực tế để tuyên truyền, giải thích những vấn đề liên quan đến vụ án cho những người tham gia tố tụng cũng như nhân dân đến dự phiên tòa, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân.
Để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác xét xử nói chung và hội thẩm nhân dân nói riêng cần được nâng cao hơn nữa. TAND hai cấp tỉnh xác định, bên cạnh việc xây dựng đội ngũ thẩm phán giỏi thì xây dựng đội ngũ hội thẩm nhân dân mạnh cả về số lượng và chất lượng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Tin tưởng rằng, HĐND tỉnh, thành phố, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có thành viên được bầu làm hội thẩm nhân dân sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để các hội thẩm nhân dân tham gia công tác xét xử đảm bảo cơ cấu, số lượng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ công tác xét xử trong tình hình mới.
Hiện nay, hội thẩm nhân dân của TAND hai cấp tỉnh Yên Bái có 222 người; trong đó, cấp tỉnh có 25 người, cấp huyện 197 người. Các hội thẩm nhân dân đều là người trong các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và các huyện, thị, thành phố như: HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân vận, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động… hoạt động kiêm nhiệm.
Mai Linh
Tags Yên Bái hội thẩm nhân dân xét xử phổ biến giáo dục pháp luật
Đăng thảo luận
2024-11-05 13:45:28 · 来自210.41.230.175回复
2024-11-05 13:55:27 · 来自106.90.95.78回复
2024-11-05 14:05:31 · 来自139.202.173.146回复
2024-11-05 14:15:25 · 来自222.87.231.80回复
2024-11-05 14:25:28 · 来自210.30.58.139回复
2024-11-05 14:35:41 · 来自171.15.30.30回复
2024-11-05 14:45:44 · 来自171.12.176.216回复
2024-11-05 14:55:47 · 来自36.60.115.16回复
2024-11-05 15:05:34 · 来自106.82.187.15回复
2024-11-05 15:15:54 · 来自123.234.166.1回复
2024-11-05 15:26:11 · 来自171.12.64.82回复
2024-11-05 15:35:38 · 来自36.56.176.202回复