Để có món mắm thơm ngon, người Khmer chọn những con cá ngon nhất, làm sạch rồi ngâm nước vài tiếng, sau đó vớt ra trộn đều với muối và cơm nguội.
Trong hầu hết các món ăn của người Khmer Trà Vinh, họ đều cho thêm một ít mắm Prồ-hốc vào để hương vị đậm đà hơn. Ảnh: Sơn Cao TThắng
Khi ủ, người Khmer xếp lần lượt từng lớp cá đồng - cơm nguội - muối vào khạp cho đến khi đầy và dùng vật nặng hoặc nan tre đặt lên trên cùng để nén chặt.
Trong quá trình ủ, họ sẽ tận dụng lượng nước trào ra khỏi khạp để chế thành một loại nước mắm có hương vị rất đặc trưng. Phần mắm còn lại có thể dùng được sau khoảng 6 - 8 tháng ủ.
Món mắm Prồ-hốc ủ từ nhiều loại cá đồng bằm trong mâm cơm thường ngày của người Khmer, trong đó có người Khmer Sóc Trăng. Ảnh: Sơn Cao Thắng
Mắm Prồ-hốc có thể ăn với cơm, rau tươi, các loại trái cây sống như chuối (vị chát), khế (vị chua), đủ đủ (vị ngọt nhẹ)…
Người Khmer còn dùng mắm Prồ-hốc làm hương vị cho các món ăn thường ngày như: bún nước lèo, bún mắm, kho mắm, lẩu mắm… hay chế biến thành nhiều món ăn đặc trưng trong các dịp lễ, Tết như: Chôl Chnăm Thmây, Sel Đôn Ta, Óoc Om Bóc…
Bên cạnh đó, mắm Prồ-hốc còn được nhiều hàng quán khai thác, phát triển trở thành đặc sản của tỉnh Trà Vinh.
Người Khmer xem mắm Prồ-hốc là món ăn đặc sản và luôn sử dụng mắm trong các bữa tiệc gia đình, đãi khách phương xa. Ảnh: Sơn Cao Thắng
Mang hương vị độc đáo và đặc trưng, mắm Prồ-hốc hiện được rất nhiều người ưa chuộng. Nếu có dịp đến với Trà Vinh, du khách sẽ được thưởng thức mắm Prồ-hốc, món đặc sản đậm chất văn hóa của người Khmer.
Tham khảo thêm
Đăng thảo luận