Xung quanh câu chuyện trường học không có quỹ lớp tại Bình Dương, nhiều bạn đọc ngạc nhiên "tưởng như truyện cổ tích" và đề nghị nhân rộng mô hình này ra nhiều nơi khác.

'Độc lạ Bình Dương': Trường học không có quỹ lớp, chuyện thật mà tưởng như cổ tích  第1张

Phụ huynh Trường tiểu học Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương vui vẻ khi nhà trường không thu quỹ phụ huynh đầu năm học (ảnh chụp ngày 3-10) - Ảnh: BÁ SƠN

Như Tuổi Trẻ Online phản ánh, từ thông tin bạn đọc gửi đến báo, phóng viên đã đến Trường tiểu học Hòa Phú tại TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ghi nhận câu chuyện trường học không có quỹ lớp.

Theo tìm hiểu, một số trường tại các thành phố, huyện khác của Bình Dương, phụ huynh cũng không phải đóng quỹ lớp.

Tưởng như truyện cổ tích

Trong bối cảnh vào đầu năm học phần lớn phụ huynh đều đau đầu với các khoản chi phí cho con, thì việc Trường tiểu học Hòa Phú không thu thêm bất cứ loại quỹ nào vào đầu năm học được rất nhiều bạn đọc đồng tình, ủng hộ.

Theo bạn đọc tài khoản Anh, Bình Dương với phần đông số dân là công nhân làm ở các xí nghiệp, khu công nghiệp mà đã chu toàn chăm lo cho thế hệ măng non, cha mẹ yên tâm làm việc. Thật đáng ngưỡng mộ.

  • 'Độc lạ Bình Dương': Trường học không có quỹ lớp, chuyện thật mà tưởng như cổ tích  第2张

    Họp lớp cho con xong, phụ huynh 'chia năm xẻ bảy' lập nhóm bàn chuyện quỹ lớpĐỌC NGAY

Bạn đọc Vinh viết: "Đọc báo mà như đọc truyện cổ tích... Ở đó không thu quỹ lớp, không thu tiền ghế ngồi khi chào cờ, cô không đề nghị phụ huynh đóng tiền trang hoàng lớp...".

Cùng xem là "chuyện lạ", bạn đọc Thu bổ sung: "Hoan nghênh tấm gương trong sáng và cái tâm trong sạch của ban giám hiệu trường này".

Bạn đọc Tôn Anh nhận xét: "Ngôi trường nhân văn. Hoàn toàn ủng hộ, trân trọng thầy hiệu trưởng và toàn thể giáo viên, nhân viên của trường".

Theo nhiều bạn đọc, để làm được như trên, vấn đề là nằm ở hiệu trưởng. Nếu hiệu trưởng tốt thì trường sẽ không xảy ra những điều xấu.

Góp ý thêm về vấn đề, bạn đọc Hà Đinh nêu ý kiến: "Rất cảm ơn sở và ban ngành của tỉnh Bình Dương. Thật sự Bình Dương phải gọi tỉnh đáng sống. Từ hạ tầng, an sinh xã hội, con người Bình Dương đáng ngưỡng mộ".

Trong khi đó bạn đọc M.Tuấn "hoan hô người đứng đầu ngành giáo dục của tỉnh". Bạn đọc này cho rằng người đứng đầu ngành thấu hiểu, chỉ đạo nghiêm túc thì cấp dưới mới áp dụng đàng hoàng.

'Độc lạ Bình Dương': Trường học không có quỹ lớp, chuyện thật mà tưởng như cổ tích  第3张

Học sinh tan trường tại Trường tiểu học Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trưa 3-10 - Ảnh: BÁ SƠN

Mô hình hay cần được nhân rộng

Bên cạnh việc bày tỏ thái độ ủng hộ, rất nhiều bạn đọc mong rằng mô hình này cần được nhân rộng cả nước.

Bạn đọc tài khoản Trần Thanh nêu ý kiến: "Mong rằng cả nước tham khảo Bình Dương mà thực hiện để những năm sau không còn tình trạng cứ đến năm học mới là phụ huynh lại phải chạy vạy lo lắng. Hình thức không thu quỹ lớp mà phụ huynh tự nguyện chi trả khi có việc cần thiết rất thực tế, không ảnh hưởng nhiều đến phụ huynh".

Tương tự, bạn đọc Anh Vũ bổ sung: "Rất ủng hộ và tán thành sự dũng cảm, quyết đoán của thầy hiệu trưởng. Một quyết định nếu được nhân rộng sẽ rất tốt cho các em học sinh, trường học, ban giám hiệu, giáo viên và phụ huynh".

Cho rằng đây là chuyện nhỏ, nếu quyết tâm thì không chỉ ở Trường tiểu học Hòa Phú, các trường học ở tỉnh thành khác nếu muốn chắc chắn sẽ làm được.

Về ý này, một bạn đọc viết: "Các sở giáo dục và đào tạo, các trường học trong cả nước nên tham khảo và làm theo ngành giáo dục Bình Dương, được ngay thôi mà. Chuyện rất đơn giản, thế mà bao năm nay chúng ta lao tâm khổ tứ, làm khổ nhau mãi".

Đảm bảo đóng góp tự nguyện, tùy theo hoàn cảnh

Phản hồi vấn đề trên, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cho biết ngay từ đầu năm học đã hướng dẫn tới các trường về các khoản thu, rất cụ thể, rõ ràng. Phụ huynh có thể tự nguyện góp kinh phí nhưng chỉ để chăm lo trực tiếp cho học sinh.

Việc phụ huynh đóng góp tự nguyện, đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Dầu Một cho biết đại diện cha mẹ học sinh nếu tự nguyện có thể đóng góp để tổ chức một số hoạt động cho học sinh, nhưng phải đảm bảo tiêu chí là "không bắt buộc" và "không cào bằng".

Nghĩa là không được ấn định mức thu lên từng trường hợp, mà phụ huynh tự nguyện tùy theo hoàn cảnh, khả năng của mình để ủng hộ nhiều, ít hoặc không.