TP - Cơn bão số 3 (Yagi) đã gây ảnh hưởng vô cùng nặng nề cho người dân ở các tỉnh phía Bắc. Hơn bao giờ hết, tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”… của người dân phương Nam trỗi dậy mạnh mẽ...

Mua xuồng máy, may chăn bông…

Trò chuyện cùng PV báo Tiền Phong, ông Hoàng Tuấn Anh - Tổng giám đốc CTCP Vũ Trụ Xanh (thương hiệu khoá PHGLock) tâm sự, khi nắm thông tin cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam và gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề cho người dân các tỉnh phía Bắc, lòng vị giám đốc 8X này nóng như lửa đốt. Tuy nhiên lúc ấy, cả hai vợ chồng ông đều đang công tác ở nước ngoài. Vì vậy, khi vừa đáp xuống sân bay, ông Tuấn Anh nhanh chóng cùng các nhân viên của mình triển khai ngay phương án “ATM cứu nạn”, bắt đầu tổ chức các hoạt động cứu trợ khẩn cấp.


‘Hơi ấm’ từ phương Nam 
  第1张

Nhóm Đêm Sài Gòn trực tiếp mang nhu yếu phẩm và tiền mặt đến hỗ trợ đồng bào miền Bắc Ảnh: NVCC

Trước tiên, nhóm của ông Tuấn Anh liên hệ với nhiều nguồn để tìm mua xuồng máy và áo phao, các thiết bị cứu hộ quan trọng trong công tác ứng cứu người dân bị cô lập bởi nước lũ. Ngay trong đêm 10/9, nhóm “ATM cứu nạn” đã chuyển 15 chiếc xuồng máy, 500 áo phao cứu hộ cùng lương thực, thực phẩm khô từ Nam ra Bắc hỗ trợ người dân các vùng chịu ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi.

“Chúng tôi phối hợp với Thành Đoàn Hà Nội và một số tỉnh đoàn phía Bắc để tiếp nhận những thiết bị cứu hộ này. Chúng tôi cũng hỗ trợ kinh phí vận hành, xăng xe cho đội cứu hộ. Từ Hà Nội, đội xe bán tải lập khoảng 15 đội “ATM cứu nạn”, mỗi đội khoảng 5 người, phối hợp các Tỉnh, Thành, Đoàn tiếp cận và giải cứu người dân ở những khu vực ngập sâu và nguy hiểm” - Ông Tuấn Anh nói và cho biết thêm, tùy tình hình thiên tai, lũ đi đến đâu thì các đội “ATM cứu nạn” sẽ ưu tiên di chuyển đến đó.


‘Hơi ấm’ từ phương Nam 
  第2张

Ông Nguyễn Hữu Duy kiểm tra từng chiếc mền trước khi đưa lên xe gửi đồng bào phía Bắc ảnh: U.P

Ông Tuấn Anh được biết đến là “cha đẻ ATM gạo” với sáng kiến máy phát gạo tự động đã được lắp đặt tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước và một số quốc gia khác trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Đến giữa năm 2021, giữa tâm dịch ở TPHCM, ông tiếp tục triển khai “ATM oxy” hỗ trợ đổi bình oxy tận nhà, cho người bệnh khó khăn mượn bình oxy miễn phí. “Tôi cảm nhận được điều đó nên hiểu được người gặp khó khăn lúc thiên tai. Mỗi sự giúp đỡ, mặc dù nhỏ nhưng đáng quý, như ở thời điểm này, một chiếc áo phao có thể cứu được một mạng người trong dòng nước chảy xiết, đặc biệt là ở các tỉnh vùng núi phía Bắc” - Ông Tuấn Anh tâm sự.

Cẩn thận kiểm tra từng chiếc mền sắp vào thùng, tự tay khuân vác, vận chuyển sản phẩm đến các đoàn từ thiện để gửi đến bà con vùng bão lũ phía Bắc, ông Nguyễn Hữu Duy - Tổng giám đốc Công ty CP Vạn Thiên Sa (thương hiệu chăn ga gối nệm Edena) cho biết, đã dành hơn 2 tuần liền huy động công nhân tăng ca may hơn 1.000 chiếc mền với hy vọng giúp bà con đối phó với thời tiết lạnh giá và đảm bảo sức khỏe sau bão.

Ông Duy bộc bạch, công ty đang gượng dậy sau những ảnh hưởng từ đại dịch vừa qua nên vẫn còn vô vàn khó khăn. Thế nhưng, khi biết hàng trăm ngàn đồng bào của mình chịu cảnh người mất, nhà tan sau cơn bão số 3, ông muốn phải làm gì đó để đồng hành, sẻ chia cùng người dân. “Mình không có nhiều tiền nhưng mình có sản phẩm. Tôi nhanh chóng đến xưởng, kho hàng kiểm tra, vận động nhân viên làm việc ngày đêm để hoàn thành hơn 150 chiếc mền ngay trong vài ngày đầu tiên. Sau đó gửi đoàn từ thiện đến Yên Bái, Lào Cai là những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất để trao tặng. Hiện tại, các lô hàng vẫn tiếp tục được vận chuyển gửi đến người dân phía Bắc. Chúng tôi muốn gửi chút “hơi ấm” miền Nam đến bà con” - Ông Duy bộc bạch.


‘Hơi ấm’ từ phương Nam 
  第3张

Ông Hoàng Tuấn Anh (thứ 2 từ trái qua) lập “ATM cứu nạn” hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ

ảnh: U.P

Ông Nguyễn Hoàng - chủ hệ thống nhà hàng buffet “123K Nướng ngon” đã biến 3 chi nhánh thành nơi tập kết nhu yếu phẩm hỗ trợ đồng bào phía Bắc. Tại chi nhánh buffet trên đường Song Hành (huyện Hóc Môn, TPHCM), các loại gạo, mì tôm, chăn mền, dầu gió, thuốc men… được các nhà hảo tâm gửi đến chất đầy kho. Nhiều người còn hỗ trợ xe tải vận chuyển hàng tiếp tế đến người dân. “Khi biết chúng tôi mở điểm tiếp nhận hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ, bạn bè, người thân và cả những người chưa hề quen biết ở khắp mọi nơi liên tục gửi hàng cứu trợ đến. Những phần quà được gói ghém cẩn thận kèm lời nhắn nhủ khiến chúng tôi rất xúc động. Chúng tôi muốn trở thành nhịp cầu gửi tấm lòng của bà con TPHCM đến đồng bào phía Bắc” - Ông Hoàng tâm sự.

Khi việc cứu trợ bà con miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi đã tạm ổn thì các địa phương miền Trung, nhất là Hà Tĩnh, Quảng Bình bị lũ lụt hoành hành. Ông Hoàng đã xin phép các nhà hảo tâm được chuyển phần quà dự định gửi cho bà con miền Bắc sang bà con Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hoá…

Chung một tấm lòng

Những ngày đồng bào miền Bắc gồng mình khắc phục hậu quả của bão lũ, người chủ quán chay 380 ở quận 3 (TPHCM) đã phát tâm ủng hộ đồng bào bằng một hành động thiết thực. Quán đề nghị thực khách thay vì trả tiền như thông thường, thì chuyển khoản trực tiếp số tiền dùng bữa đến số tài khoản của Ban Cứu trợ Trung ương - Ủy ban MTTQ Việt Nam để ủng hộ đồng bào miền Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3. Nghĩa cử đã được nhiều thực khách thích thú và chung tay. Qua hai ngày thực hiện, quán đã “gián tiếp” ủng hộ đồng bào miền Bắc số tiền khoảng 5 triệu đồng từ chính những bữa ăn của thực khách.

“Thấy bà con ngoài đó thiệt hại nặng nề quá nên mình cũng muốn đóng góp chút tấm lòng để hỗ trợ đồng bào” - chị Quyên, chủ quán ăn 380 chia sẻ.

Chị Quyên còn cho biết, gia đình chị tính duy trì việc dành thu nhập 2 ngày kinh doanh trong mỗi tháng gửi cho các chùa hoặc sư cô quen biết để giúp đỡ những trường hợp khó khăn tại một số địa phương.


‘Hơi ấm’ từ phương Nam 
  第4张

Ăm ắp những phần quà chuyển đến MTTQ TPHCM để san sẻ với đồng bào

miền Bắc Ảnh: NGÔ TÙNG

Từ ngày 10/9, chị Nguyễn Thị Hải Yến và các thành viên trong nhóm thiện nguyện Đêm Sài Gòn đã chung tay gói ghém và chuyển những kiện hàng đầu tiên đến với bà con vùng bị ảnh hưởng của bão lũ. Cả nhóm hơn 30 người tất bật tham gia thu gom, bốc vác hàng hóa gửi theo những chuyến xe, chuyến bay chở nặng yêu thương hướng về miền Bắc thân yêu. Hàng hóa được chuẩn bị gồm những nhu yếu phẩm như sữa, mì gói, gạo, bánh mì tươi, lương khô, xà bông,… “Có những hôm đã 11, 12 giờ đêm anh em còn bốc hàng. Có hôm, chúng tôi tập kết hàng xong nhưng không có xe vận chuyển nên đành bốc ngược trở về. Do muốn hỗ trợ đồng bào nhanh nhất có thể nên khi có xe là anh em chuyển đi ngay, không kể mưa nắng, sớm khuya”, chị Yến nói.

Thống kê sau những ngày tham gia cứu trợ, nhóm Đêm Sài Gòn đã hỗ trợ hơn 2.000 áo phao, 30 tấn hàng cùng khoảng 150 triệu đồng từ sự chung tay của tất cả những mạnh thường quân, bè bạn gần xa. Bên cạnh những chuyến hàng gửi đi, trong hai ngày 24 - 25/9, các thành viên của nhóm đã trực tiếp đến các xã Bản Liền, Nậm Mòn, Nậm Khánh, Lùng Phình (thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) để trao gửi những món quà, san sẻ với bà con đang gặp khó khăn.

“Đến đây mới thấy được nhiều bà con bị mất trắng. Mình đến chia sẻ cũng không thể nào bù đắp được những mất mát nhưng bà con rất xúc động”, chị Hải Yến kể và cho biết đã có nhiều đoàn đến giúp đỡ người dân, mang theo niềm hy vọng giúp bà con tái tạo cuộc sống mới.

Tính đến hết ngày 30/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM - Ban Vận động cứu trợ thành phố đã tiếp nhận sự ủng hộ của người dân khắp cả nước và kiều bào ở nước ngoài với tổng kinh phí gần 243,5 tỷ đồng.

Kiều bào hướng về quê hương

Trước thiệt hại quá lớn về người và tài sản do bão số 3 gây ra, nhiều kiều bào ở nước ngoài đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc và mong muốn được đóng góp hỗ trợ đồng bào trong nước đang khốn khó. Không thể trực tiếp trở về Việt Nam, kiều bào đã nhờ người thân, bạn bè tại TPHCM đến Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM để ủng hộ.

Chị Nguyễn Thị Nhung, đại diện cho tập thể công ty Pedi N Nails the Queensway (Toronto, Canada) trực tiếp gửi những phần đóng góp của anh chị em cho tổ chức mặt trận. Chị Nhung cho hay, qua những thông tin về tình hình thiệt hại do bão số 3, cộng đồng người Việt ở Toronto đều cảm thấy đau xót, muốn chia sẻ một phần tấm lòng của những người con xa quê hương giúp đồng bào miền Bắc khắc phục thiệt hại, mất mát.

Ông Lê Thế Đức (công nhân ở Texas, Mỹ) khi nghe tin đồng bào đang bị thiệt hại nặng nề do bão số 3 đã nhờ bạn thân của mình là Hoàng Trung Hiếu (ngụ quận 10) đến MTTQ TPHCM để ủng hộ. Ngoài phần tiền của bạn nhờ gửi giùm, ông Hiếu cũng góp thêm một số tiền nhỏ chắt chiu từ thu nhập làm shipper của bản thân.

UYÊN PHƯƠNG - NGÔ TÙNG Xem nhiều

Kinh tế

Giá vàng thế giới bứt tốc tăng cao kỷ lục

Kinh tế

Giá vàng nhẫn tăng cao nhất lịch sử

Kinh tế

Thương lái Trung Quốc 'quay xe', giá cau ở Quảng Ngãi lao dốc

Kinh tế

Đề xuất nghỉ 4 ngày Quốc khánh năm 2025, dịp 30/4 nghỉ 5 ngày

Kinh tế

Thủ tướng duyệt mở rộng công viên phần mềm gần 1.000 tỷ ở Đà Nẵng
MỚI - NÓNG 
‘Hơi ấm’ từ phương Nam 
  第5张
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông: Định hướng tư duy - Phát huy chuẩn mực
Thế giới TPO - Ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) với chủ đề “Định hướng tư duy - Phát huy chuẩn mực”. 
‘Hơi ấm’ từ phương Nam 
  第6张
Bộ Công Thương nói về việc khởi động lại dự án điện hạt nhân
Kinh tế TPO - Tại họp báo thường kỳ quý III của Bộ Công Thương ngày 23/11, đại diện Bộ Công Thương cho biết, ngay sau chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới và có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn. Về công nghệ sẽ lựa chọn công nghệ thế hệ mới đã được áp dụng thực tiễn. 
‘Hơi ấm’ từ phương Nam 
  第7张
Chỉ đạo mới nhất của Bộ Văn hóa về vụ cháy chùa thiệt hại 25 tỷ đồng ở Phú Thọ
Văn hóa TPO - Sau khi nắm bắt được thông tin về vụ cháy chùa Phổ Quang, đại diện Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị khẩn trương kiểm tra thực tế, đánh giá mức độ thiệt hại và đề xuất phương án xử lý, khắc phục tại di tích.