Tối 27-9, Nhà hát kịch 5B công diễn vở kịch Đồng chí. Từ đầu năm 2024 đến giờ, sân khấu kịch thành phố mới có một vở kịch mới về đề tài cách mạng được ra mắt.

Đồng chí: Một thời như thế, sao đành quên nhau  第1张

Quốc Thịnh (ngồi, vai ông Trung) và Chánh Trực (vai ông Tâm) trong vở Đồng chí - Ảnh: LINH ĐOAN

Đồng chí (tác giả: Lê Thu Hạnh, đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu - Quốc Thịnh) là vở diễn do Hội Sân khấu TP.HCM đầu tư. Vở sẽ tham dự Liên hoan Sân khấu TP.HCM vào tháng 11 năm nay.

Vở kịch Đồng chí không quá gai góc. Cái đọng lại trong lòng người xem là những trăn trở, sự nhắc nhớ người ta về một thời bom đạn đau thương.

Nỗi đau của người lính ở thời bình trong Đồng chí

Đồng chí là câu chuyện đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Đó là hành trình của những người lính như ông Trung, Tâm, Chín…

Trong một trận càn của địch, bom đạn trút xuống như mưa. 2/3 quân số của ta hy sinh, những người còn lại đều bị thương. Trong khoảnh khắc sinh tử đó, có lệnh từ trên xuống yêu cầu mọi người phải rút quân.

  • Sân khấu nhỏ 5B nỗ lực làm mới với 'Đẹp bất chấp'

  • Giấc mơ lóng lánh từ hẻm nhỏ Sài Gòn của sân khấu 5B

Chín bị thương nát chân không thể chạy được. Trong giờ phút đó, đội trưởng Trung bất chấp hiểm nguy cố cứu Chín dù biết rằng khả năng mất mạng rất cao.

Hòa bình lập lại, những người lính năm xưa giờ đã già. Và họ phải đối diện với cuộc chiến thời bình đôi lúc còn gai góc hơn chiến tranh.

Đôi lúc họ dường như bị xô đẩy và quên đi lòng tự trọng của người lính, như ông Trung chạy ngược chạy xuôi nhờ vả bạn bè cứu sai phạm của con mình.

Câu chuyện của ông Trung không phải là câu chuyện cá nhân mà nó khiến người ta đau đáu khi có những cựu chiến binh cũng bị mài mòn bởi thời gian. Thậm chí tha hóa mà quên mất một thời cùng đồng đội đối diện sinh tử, cùng khát khao những lý tưởng cao đẹp.

Có những đồng chí đã ngã xuống khi tuổi vừa đôi mươi. Trong giây phút đó, những người còn lại đau đớn và trân quý vì có cơ may được sống tiếp. Họ thầm hứa sẽ sống thật đẹp, thật ý nghĩa, mà nay sao lại quên?

Đồng chí: Một thời như thế, sao đành quên nhau  第2张

Ảnh: LINH ĐOAN

Tình đồng chí thiêng liêng lắm

Kịch bản Đồng chí của tác giả Lê Thu Hạnh đạt giải A từ trại sáng tác của Hội Sân khấu TP.HCM năm 2024. Lần này bên cạnh đạo diễn kỳ cựu Trần Ngọc Giàu là gương mặt đồng đạo diễn trẻ Quốc Thịnh.

Quốc Thịnh đã dựng một vài vở diễn ở sân khấu Hoàng Thái Thanh, Idecaf, kịch truyền hình..., nhưng đây là lần đầu tiên anh gánh vai trò nặng nề ở một vở kịch đề tài cách mạng.

Không chỉ vậy, Thịnh còn đảm nhiệm luôn vai ông Trung - nhân vật chính của vở. Thịnh được đánh giá là diễn viên trẻ có nhiều tiềm năng. Lần này được sự dìu dắt của đạo diễn Trần Ngọc Giàu, anh có thêm cơ hội được học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.

Đồng chí: Một thời như thế, sao đành quên nhau  第3张

Ông Trung (giữa, Quốc Thịnh đóng) cảm thấy bất lực trong chính ngôi nhà của mình, với những đứa con như Thành (phải, Huỳnh Phương) và vợ Thành (Phương Trâm) - Ảnh: LINH ĐOAN

Bên cạnh các diễn viên lâu năm như Chánh Trực, Trọng Hiếu, Đồng chí cũng có sự góp mặt của các diễn viên trẻ như Huỳnh Phương, Phương Trâm, Lâm Thắng, Khánh Đăng…

Huỳnh Phương quen mặt với khán giả trên mạng xã hội, đây là lần hiếm hoi anh tham gia vở kịch cách mạng.

TIN LIÊN QUAN
  • Đồng chí: Một thời như thế, sao đành quên nhau  第4张

    'Tiểu thái tử' Việt kiều ở Nhà hát kịch 5B

  • Đồng chí: Một thời như thế, sao đành quên nhau  第5张

    Mỹ Uyên biến hóa trên sân khấu hài của nhà hát 5B

Do vậy, Phương còn khá căng thẳng và chưa biến hóa được nhiều biểu cảm với nhân vật Thành (con ông Trung). Trong những suất tới đòi hỏi Phương nỗ lực nhiều hơn với vai diễn tạo ra xung đột.

Hai tiếng "đồng chí" thiêng liêng lắm, đã là người lính thì không được phép quên đồng đội, quên những lý tưởng cao đẹp để sống xứng đáng với những người đã ngã xuống.

Không chỉ bản thân người lính không cảm thấy xấu hổ với các đồng chí, mà cũng là để thế hệ sau nhìn theo mà cảm phục phẩm chất cao quý của anh Bộ đội Cụ Hồ, sống thật ý nghĩa với máu xương của bao người đã đổ xuống vì hòa bình hôm nay.